6 Bước Trồng và Chăm Sóc Cải Kale

6 Bước Trồng và Chăm Sóc Cải Kale

6 Bước Trồng và Chăm Sóc Cải Kale

Cải Kale – nữ hoàng của các loại rau, không chỉ ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng. Trong 100g cải Kale mang 49 calories, 0,9g lipid( chất béo). 4,3g protein thực vật và 9g tinh bột. Ngoài ra, cải Kale còn giàu kali, các loại vitamin B6, vitamin C, chất chlorophyll, chất xơ và các chất chống oxy hóa alpha – lipoic acid,…  Nếu bạn đang tìm cách trồng và chăm sóc cây cải kale một cách hiệu quả, đây là hướng dẫn chi tiết cho người mới trồng cây.

1. Chuẩn bị đất trồng

 Việc chuẩn bị đất là bước đầu tiên quan trọng. Cải Kale thích đất giàu hữu cơ, thoát nước tốt, có pH từ 6.0 – 7.5. Bạn có thể thêm phân hữu cơ, tro bã cỏ, hoặc lá cây đã phân giải vào đất để cải thiện cấu trúc đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây.

6 Bước Trồng và Chăm Sóc Cải Kale

2. Chọn giống cải Kale

Trước khi trồng, bạn cần chọn loại giống cải Kale phù hợp. Có nhiều loại Kale khác nhau như Lacinato Kale(Cải Kale xanh, lá trơn), Curly Kale ( Cải Kale xanh, lá xoăn) và Red Russian( Cải Kale tím, lá xoăn). Mỗi loại có hương vị và cấu trúc lá riêng biệt. Hãy chọn giống mà bạn thích và phù hợp với mục đích sử dụng của bạn.

6 Bước Trồng và Chăm Sóc Cải Kale

3. Trồng cải Kale

Khoảng cách phù hợp cho cây trồng trên luống hoặc thùng xốp là 30-45 cm và đặt hạt giống cách nhau từ 5-10 cm. Nếu trồng trong chậu, ưu tiên 1 chậu 1 cây là tốt nhất.  Sau đó, che phủ hạt giống bằng một lớp đấ mỏng. Nhớ giữ đất ẩm nhẹ sau khi trồng để giúp hạt nảy mầm mạnh mẽ.

6 Bước Trồng và Chăm Sóc Cải Kale

4. Phòng Trừ Sâu Bệnh:

 Chăm sóc cải kale cũng đòi hỏi việc phòng trừ sâu bệnh. Bạn có thể áp dụng thuốc trừ sâu thảo mộc từ ớt, gừng, và tỏi. Hãy phun các loại thuốc này mỗi 5 ngày một lần. Ưu tiên việc phun phòng để tránh can thiệp của thuốc hóa học. Nếu sâu bệnh gia tăng, bạn cũng có thể tranh thủ bắt chúng vào buổi tối.

6 Bước Trồng và Chăm Sóc Cải Kale

5. Chăm Sóc Cây: 

Cải kale, nếu được trồng đúng cách, có thể sống tới 2-3 năm. Để cây phát triển tốt, hãy che phủ bằng lưới đen trong những ngày nắng gắt.

Cải Kale cần độ ẩm ổn định. Tưới nước thường xuyên để giữ đất ẩm, nhưng tránh tưới quá nhiều để tránh thối rễ. Nếu bạn trồng cây kale trong vùng có mùa khô, hãy theo dõi đất và tưới thêm khi cần. Vào mùa mưa nhiều nên có mái che cho cây, hoặc có biện pháp thoát nước để tránh cây bị úng.

Về dinh dưỡng, bạn có thể tưới phân đạm cá ba ngày một lần. Đối với phân lót, sử dụng phân gà, phân bò hoặc rác nhà bếp ủ compost. Tuy nhiên, để có cây khỏe mạnh và bền, nên áp dụng cả phân nước và dạng phân lót.

6 Bước Trồng và Chăm Sóc Cải Kale

6. Thu Hoạch Cải Kale: 

Thu hoạch khi lá của cải Kale đạt kích thước mong muốn. Dùng kéo cắt lá cách đất khoảng 2-3 cm để thu hoạch. Điều này giúp cây tiếp tục sinh trưởng và sản xuất lá mới. Khi thu hoạch, hãy cắt cách thân khoảng 2-3 cm và sau đó quét lớp vôi lên vị trí cắt. Điều này giúp sát khuẩn và giữ cho các lá còn lại không bị nhiễm nấm bệnh.

Mẹo:

  • Để duy trì được sự tươi ngon của cải Kale, hãy thu hoạch trong buổi sáng sớm khi nhiệt độ thấp nhất
  • Bảo vệ cây khỏi sâu bệnh bằng cách sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc hoặc thuốc chất lượng.

Áp dụng những mẹo nhỏ và các bước hướng dẫn trên, bạn có thể trồng và thu hoạch cải Kale tại nhà một cách dễ dàng và đạt được kết quả tốt nhất. Chúc bạn thành công!


CHƯƠNG TRÌNH TẶNG 1 TRIỆU HẠT GIỐNG

Chương trình Tặng 1 triệu hạt giống được khởi tạo từ ý tưởng của hai bạn học sinh lớp 7 và lớp 11 trường Đinh Thiện Lý, Tp. HCM. Từ việc quan sát nhiều ban công bỏ trống, hai chị em đã chia sẻ và truyền cảm hứng tới các bạn cùng chung cư về việc cần trồng thêm nhiều cây xanh. Sau đó chương trình được lan tỏa rộng rãi trong trường và tới mọi đối tượng yêu thích trồng cây toàn quốc. Đến nay, chương trình được bảo trợ bới các bậc phụ huynh cùng dự án Thế giới làm vườn và một số nhà tài trợ khác.

Đăng kí nhận hạt giống  tại đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *